Người bệnh tiểu đường tuýp 2 đều biết rằng bệnh chưa chữa khỏi hoàn toàn được. Nhưng phần lớn lại chưa hiểu rõ tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ, có nguy hiểm không. Điều này dẫn đến nhiều quan điểm sai lầm trong điều trị. Nhằm giúp người bệnh tự tin sống khỏe hơn, bài viết dưới đây sẽ lý giải vấn đề này và đưa ra giải pháp tốt nhất.

Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ phụ thuộc vào người bệnh

Không có tài liệu nào đưa ra kết luận chính xác cho câu hỏi “tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?”. Bởi mức độ nặng nhẹ của tiểu đường tuýp 2 còn phụ thuộc vào chính bản thân người bệnh. Khi được điều trị và kiểm soát biến chứng tiểu đường tốt, người bệnh sẽ có sức khỏe ổn định. Nhưng nếu chủ quan, họ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2 như:

  • Hạ đường huyết với biểu hiện nhìn mờ, đổ mồ hôi, run tay, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất, co giật hoặc hôn mê.
  • Nhiễm toan ceton gây đau bụng, khó thở, mất nước, hôn mê và tử vong nếu không xử trí kịp thời.
  • Tổn thương võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm gây giảm thị lực, mù lòa.
  • Biến chứng thận dẫn đến tiểu đạm, tiểu bọt, bệnh thận giai đoạn cuối, suy thận.
  • Biến chứng thần kinh tiểu đường gây ngứa ran, tê, đau đớn và bỏng rát. Khi tay chân bị tê bì nghiêm trọng, người bệnh có thể không nhận ra bản thân bị thương cho đến khi vết thương lở loét, nhiễm trùng.
  • Tổn thương mạch máu lớn nuôi tim, não, bàn chân làm tăng nguy cơ loét chân, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Bệnh về da gây ngứa, bong tróc, dễ nhiễm nấm và nhiễm trùng.

Chìa khóa để thay đổi mức độ nặng nhẹ của bệnh tiểu đường tuýp 2 là kiểm soát đường huyết và phòng ngừa sớm biến chứng. Nếu người bệnh làm tốt hai yếu tố này, hoàn toàn có thể sống lâu và sống khỏe gần như người bình thường.

Hầu hết biến chứng tiểu đường đều để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không kiểm soát sớm

Hầu hết biến chứng tiểu đường đều để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không kiểm soát sớm

Khó xác định tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 bệnh nào nặng hơn

Tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2 là phân loại theo nguyên nhân gây bệnh. Hai bệnh có cơ chế sinh biến chứng như nhau.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi các tế bào beta của tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin (hormone giảm đường huyết) bị phá hủy hoàn toàn. Do đó cơ thể thiếu insulin. Nhưng với tiểu đường type 2, cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng lại không thể sử dụng được hormon này.

Tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát một cách đột ngột nên được phát hiện sớm và xuất hiện ở người trẻ tuổi, thậm chí là trẻ sơ sinh. Người bệnh phải tiêm insulin suốt đời để giữ đường huyết được ổn định. Trung bình tiểu đường type 1 làm giảm khoảng 20 năm tuổi thọ.

Tiểu đường tuýp 2 lại ngược lại, diễn ra một cách âm thầm trong nhiều năm. Bệnh gặp phổ biến ở người trên 40 tuổi. Không biết chính xác tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu nhưng thường người bệnh sẽ bị giảm 10 năm tuổi thọ. Việc sử dụng insulin gần như là giải pháp cuối cùng.

Khó có thể khẳng định tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 loại nào nặng hơn, nguy hiểm hơn. Nhưng tất cả các chuyên gia đều chắc chắn rằng: Người bệnh cả 2 tuýp đều có thể tăng chất lượng sống và tuổi thọ nếu được điều trị phù hợp.

Người bệnh tiểu đường type 2 cần làm gì để giảm nhẹ bệnh?

Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng như giảm nhẹ biến chứng cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:

Giữ lượng đường trong máu ổn định

Người bệnh có thể được kê đơn thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 đường uống hoặc tiêm insulin tùy theo chỉ số đường huyết và tình trạng bệnh. Hãy tuân thủ chỉ định, tránh quên hoặc thay đổi liều để tránh bệnh khó kiểm soát hơn. Nếu vô tình quên 1 liều thuốc, hãy uống ngay khi bạn phát hiện ra nhưng đừng gấp đôi liều.

Bạn nên tự theo dõi đường huyết thường xuyên bằng máy đo tại nhà hoặc đến các hiệu thuốc, trạm y tế để kiểm tra định kỳ. Số lần đo đường huyết nên là 2 - 4 lần/ngày trong thời gian đầu phát hiện bệnh và 1 - 2 lần/tuần nếu đường huyết đã ổn định. Đặc biệt, nên chú ý kiểm tra chỉ số
 HbA1c 3 tháng 1 lần. Đây là chỉ số đại diện cho đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng nên sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả điều trị được toàn diện hơn.

Người bệnh có thể tự theo dõi đường huyết bằng máy đo tại nhà

Người bệnh có thể tự theo dõi đường huyết bằng máy đo tại nhà

Thay đổi lối sống

Rượu và thuốc lá có thể làm biến chứng xuất hiện sớm với mức độ nặng hơn. Vì vậy người bệnh cần hạn chế 2 thói quen này. Bên cạnh đó, hãy vận động thường xuyên để giữ cân nặng khỏe mạnh và cải thiện độ nhạy cảm của insulin. Khuyến cáo nên tập thể dục nhẹ nhàng 150 phút mỗi tuần.

Ăn uống khoa học

Chế độ ăn cho người tiểu đường type 2 góp phần trì hoãn bệnh tiến triển và ngăn ngừa biến chứng. Thậm chí một số trường hợp tiểu đường nhẹ, mới mắc bệnh chỉ cần thay đổi ăn uống mà không cần dùng thuốc:

  • Nên ăn rau xanh lá và trái cây ít đường; hạn chế khoai tây, dưa hấu, xoài chín, mít, sầu riêng, nhãn, vải, dưa lưới… Ăn rau trước khi ăn thực phẩm khác.
  • Chọn đạm nạc, có trong cá và thịt trắng như ức gà.
  • Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao hơn tinh bột trắng. Vì vậy nên ăn yến mạch, bánh mì đen, cơm gạo lứt, khoai lang nướng, đậu thường xuyên cho các bữa ăn chính thay vì cơm trắng, bún, phở…
  • Ăn ít muối, thêm gia vị tự nhiên như hành, tỏi, gừng, sả để làm phong phú hơn cho khẩu vị.
  • Lấy nguồn chất béo từ các loại hạt và dầu thực vật tốt như hạnh nhân, óc chó, dầu oliu, dầu hướng dương. Tuy nhiên cũng cần hạn chế ở mức 2ml/bữa ăn.
  • Không uống nước ngọt hay giải khát có gas, chỉ nên uống nước lọc hoặc trà không đường.

Món ăn từ cá và các loại hạt tốt cho người tiểu đường type 2

Món ăn từ cá và các loại hạt tốt cho người tiểu đường type 2

Thêm thảo dược hỗ trợ

Sử dụng thêm cây thuốc Đông Y trong điều trị tiểu đường đã giúp rất nhiều người giảm nhẹ bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Lý giải điều này, chuyên gia Lương Lễ Hoàng (Hội Đông y TP. HCM) cho biết: Tiểu đường không chỉ gây rối loạn đường huyết, mà còn kéo theo cả rối loạn lipid và protein. Điều này làm đẩy nhanh phản ứng oxy hóa gây tổn thương mạch máu và sinh biến chứng. Vì vậy, kết hợp tinh chất dược liệu chống oxy hóa như Mạch Môn, Hoài Sơn, Nhàu, Câu kỷ tử… với thuốc tây có thể đồng thời ngăn ngừa những nguy cơ này.

Có thể nói tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ không quan trọng bằng việc điều trị như thế nào. Bởi bất cứ người bệnh nào cũng phải đối diện với những nguy cơ nhất định, nhưng nếu kết hợp các giải pháp trên đều đặn vẫn có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Tham khảo: diabetes.co.uk, healthline.com, diabetesselfcaring.com,