Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm. Thế nhưng nếu biết cách phòng ngừa, nhận biết và điều trị sớm, bạn có thể giúp bản thân kéo dài thời gian gặp biến chứng hoặc ngăn biến chứng tiến triển nặng

Dưới đây hãy cùng Hộ Tạng Đường điểm qua 5 biến chứng mạn tính nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa chúng nhé.

Ngoài các biến chứng cấp tính, bệnh tiểu đường còn gây nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm.

Ngoài các biến chứng cấp tính, bệnh tiểu đường còn gây nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm.

Biến chứng tiểu đường trên tim mạch

Biến chứng tim mạch là tổn thương mạn tính mà 80% người bệnh tiểu đường gặp phải. Đường huyết cao gây xơ vữa mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 2 lần. Ngoài ra, tổn thương mạch máu lớn cũng góp phần gây ra biến chứng bàn chân – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đoạn chi ở người tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết: Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng cảnh báo cho đến khi cơn đau tim hoặc đột quỵ xuất hiện. Nguyên nhân là do tiểu đường gây tổn thương hệ thần kinh và che lấp các dấu hiệu này. Trường hợp tổn thương mạch máu đã tiến triển thành biến chứng bàn chân, bạn có thể bị chuột rút, đau cách hồi khi đi bộ, chân tay lạnh hoặc thay đổi màu sắc da.

Cách phòng ngừa: Giảm đường huyết, kiểm soát mỡ máu hoặc huyết áp cao sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề về tim mạch hoặc ngăn chặn biến chứng tiến triển tồi tệ hơn.

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng trên tim mạch.

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng trên tim mạch.

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường

Biến chứng tiểu đường ở mắt là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị giác trong độ tuổi từ 20 – 74. Đường huyết cao sẽ gây tổn thương các mạch máu võng mạc. Hậu quả là người bệnh có thể bị xuất huyết võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể gây giảm thị lực. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến mù lòa.

Dấu hiệu nhận biết: mắt mờ nhòe, hay chảy nước mắt, xuất hiện các đốm đen hoặc mất thị lực đột ngột.

Cách phòng ngừa: Khám mắt định kỳ hàng năm để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt có thể giảm 90% nguy cơ mù lòa liên quan đến tiểu đường. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng thêm Câu kỷ tử cũng giúp phòng ngừa biến chứng mắt nhờ ngăn chặn được quá trình sorbitol hóa. Sorbitol nhiều sẽ gây đục thủy tinh thể.

Mờ mắt là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh võng mạc tiểu đường.

Mờ mắt là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh võng mạc tiểu đường.

Xem thêm: 8 sự thật cần biết về bệnh võng mạc tiểu đường 

Biến chứng tiểu đường trên thần kinh

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây hại tới hệ thần kinh của bạn. Đây là biến chứng xuất hiện sớm và thường gặp nhất. Theo thống kê, có đến 70% người mắc bệnh tiểu đường gặp biến chứng này.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Biến chứng thần kinh ngoại vi: tê bì, nóng rát, đau hoặc mất cảm giác ở bàn chân.
  • Biến chứng thần kinh tự chủ: hệ sinh dục (rối loạn cương, khô hạn, đau rát), tiêu hóa (khó nuốt, đầy trướng, táo lỏng thất thường), chóng mặt, ngất xỉu hoặc không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết.

Cách phòng ngừa: Cơ chế sinh biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là do quá trình stress oxy hóa (phát sinh khi đường huyết tăng cao). Vì vậy để phòng ngừa, ngoài kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh có thể dùng thêm các hoạt chất chống oxy hóa từ Alpha lipoic acid, Mạch Môn, Câu kỷ tử…

Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp giữa các hoạt chất này có thể tạo ra mạng lưới chống oxy hóa mạnh, có thể thấm vào mô thần kinh, nhờ đó giúp người bệnh ngăn chặn hoặc cải thiện biến chứng thần kinh tốt hơn.

Sử dụng thảo dược chống oxy hóa là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Sử dụng thảo dược chống oxy hóa là cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng mạn tính cực kỳ nguy hiểm. . Mặc dù ít gây tử vong nhưng biến chứng này có thể khiến người bệnh bị đoạn chi, tàn phế.

Dấu hiệu nhận biết: Vết thương lâu lành, xuất hiện nhiều vết chai, vết thâm đen bất thường trên da.

Cách phòng ngừa, điều trị: Để phòng ngừa biến chứng bàn chân, người bệnh tiểu đường cần chăm sóc bàn chân hàng ngày. Cụ thể cần làm sạch chân bằng xà phòng trung tính, dưỡng ẩm, lựa chọn giày dép vừa vặn, đi tất thường xuyên và kiểm tra chân hàng ngày. Nếu xuất hiện vết thương, vết loét, vết chai, móng chân quặp, cần liên hệ ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ..

Lượng đường trong máu cao có thể gây nhiễm trùng, loét và hoại tử bàn chân.

Lượng đường trong máu cao có thể gây nhiễm trùng, loét và hoại tử bàn chân.

Xem thêm: 

Điều trị loét bàn chân tiểu đường thế nào để không bị đoạn chi? 

8 mẹo chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường cực đơn giản tại nhà 

Bệnh thận đái tháo đường

Hơn 40% trường hợp suy thận xuất phát từ bệnh thận đái tháo đường hay biến chứng thận của bệnh tiểu đường. Biến chứng mạn tính này thường xuất hiện sau 10 - 15 năm mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu phòng ngừa sớm, bạn có thể trì hoãn thời gian xuất hiện biến chứng thêm nhiều năm.

Dấu hiệu nhận biết: Trong giai đoạn đầu khi mới xuất hiện tổn thương thận, bạn thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng đặc trưng nào. Nhưng khi chức năng thận bắt đầu bị ảnh hưởng, bạn có thể thấy các triệu chứng như: mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, phù chân, khô ngứa da, nước tiểu có bọt…

Cách phòng ngừa: Người tiểu đường nên đi xét nghiệm microalbumin niệu ngay khi phát hiện bệnh và định kỳ 1 - 3 năm/lần để phát hiện sớm biến chứng thận. Việc kiểm soát tốt huyết áp cũng giúp giảm bớt nguy cơ này. Một số nghiên cứu còn cho thấy, sử dụng chiết xuất từ Mạch Môn có thể phòng ngừa sớm các tổn thương thận do tiểu đường.

Ngoài 5 biến chứng kể trên, bệnh tiểu đường còn có thể gây ra nhiều biến chứng mạn tính khác. Như biến chứng trên da (khô ngứa da, dày móng), biến chứng răng miệng, suy giảm sinh lý… Tất cả các biến chứng này đều gây suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh. Vì vậy, nếu bị tiểu đường, bạn hãy chủ động áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa biến chứng.

Xem thêm:

Tổng hợp cách điều trị 8 biến chứng tiểu đường thường gặp nhất

Thuốc chống biến chứng tiểu đường [cập nhật mới nhất 2021]

Tham khảo:

https://www.webmd.com/diabetes/guide/risks-complications-uncontrolled-diabetes#1

https://www.healthline.com/health/diabetes/effects-on-body#9