Lo lắng không biết uống thuốc tiểu đường có hại gì là tâm lý chung của người bệnh tiểu đường, bởi lẽ tiểu đường là bệnh mạn tính cần điều trị bằng thuốc suốt đời. Hãy cùng ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên phó trưởng khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung Ương gỡ rối vấn đề này ngay tại bài viết dưới đây.

Thuốc tiểu đường có nhiều tác dụng phụ nhưng phòng tránh và khắc phục được

Thuốc tiểu đường có nhiều tác dụng phụ nhưng phòng tránh và khắc phục được

Uống thuốc tiểu đường có hại gì? 

Tất cả mọi loại thuốc tiểu đường, cho dù là thuốc uống hay thuốc tiêm đều tiềm ẩn những tác hại, tác dụng phụ nhất định. Mức độ xảy ra nhiều hay ít, nguy hiểm hay không phụ thuộc vào từng loại thuốc cũng như cách bạn sử dụng.

Dưới đây là các tác dụng phụ đáng lưu tâm cũng như cách xử trí tương ứng của một số thuốc tiểu đường phổ biến:

Tác dụng phụ của thuốc tiêm insulin

Thuốc tiêm insulin có tác dụng phụ điển hình là gây hạ đường huyết, gây hiện tượng Somogyi, dị ứng, loạn dưỡng mỡ và tăng cân. 

Hạ đường huyết

Là tác dụng rất phổ biến khi sử dụng insulin tiêm trực tiếp vào cơ thể. Cứ 10 người thì có đến hơn 1 người có thể gặp phải tình trạng này. Khi xuất hiện các dấu hiệu của hạ đường huyết như chóng mặt, đói, mệt lả, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh… cần nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng nước đường, mật ong, sữa, bánh kẹo ngọt.

Người tiểu đường đang tiêm insulin cần cẩn trọng với hạ đường huyết

Người tiểu đường đang tiêm insulin cần cẩn trọng với hạ đường huyết

Hiện tượng Somogyi

Còn gọi là tăng đường huyết do phản ứng, xảy ra khi quá liều insulin. Quá liều insulin dẫn tới hạ glucose máu, cơ thể phản ứng lại bằng cách phóng thích nhiều hormone điều hòa ngược (catecholamine, glucagon...) gây ra tăng glucose huyết phản ứng. Hiện tượng này có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong ngày, nhưng thường xuất hiện vào giữa đêm và đo glucose huyết sáng lúc đói thấy cao. Nếu thường xuyên thấy đường huyết lúc sáng tăng cao đột biến, bạn cần đi khám để được điều chỉnh liều thuốc insulin phù hợp.

Loạn dưỡng mỡ

Xảy ra do thói quen tiêm insulin vào cùng một vị trí, làm cho vùng da tại vị trí đó bị phồng lên hoặc dẹp xuống bất thường. Việc luân chuyển vị trí tiêm sẽ giúp phòng tránh được tác dụng phụ này.

Xem thêm: Tìm hiểu về insulin và cách sử dụng hiệu quả cho người tiểu đường 

Tác dụng phụ của thuốc tiểu đường Metformin

Người tiểu đường sử dụng Metformin có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng (ban đỏ, ngứa, mề đay), làm tăng men gan, nhiễm acid lactic hoặc giảm hấp thu vitamin B12.

Rối loạn tiêu hóa

Là tác dụng phụ phổ biến xảy ra vào những ngày đầu khi sử dụng thuốc Metformin. Các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, ợ nóng, đau bụng và chán ăn. 

Đề ngăn ngừa, bạn nên sử dụng Metformin vào thời điểm ngay sau bữa ăn, có thể chia nhỏ liều (2-3 lần/ ngày) hoặc chuyển sang dạng bào chế đặc biệt (ký hiệu bằng chữ XR tại tên thuốc, ví dụ như Glucophage XR).

Chúng ta không thể ngăn chặn 100% các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường, đặc biệt khi phải dùng thuốc trong thời gian dài. Để được tư vấn giải pháp dùng thuốc và điều trị hiệu quả nhất, hãy liên hệ tới tổng đài hỗ trợ trực tiếp: 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tăng men gan

Metformin làm tăng men gan với các biểu hiện như ngứa, vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Xét nghiệm chỉ số men gan (AST, ALT) đều tăng. Bạn có thể cần ngưng sử dụng thuốc nếu gặp hai tác dụng phụ trên.

Nhiễm acid lactic

Đây là một biến cố hiếm gặp (dưới 1 trong 10000 người) nhưng nghiêm trọng, gây tử vong cho khoảng 50% số ca được ghi nhận. Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm acid lactic như: đau bụng dữ dội, nôn mửa, vọp bẻ, cảm giác khó chịu, mệt mỏi trầm trọng, nhịp thở nhanh, ngắn, hơi thở có mùi táo…

Nhiễm acid lactic (toan ceton) là tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc tiểu đường

Nhiễm acid lactic (toan ceton) là tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc tiểu đường

Giảm hấp thu vitamin B12

Người bệnh sử dụng Metformin lâu ngày có thể cần bổ sung thêm vitamin B12. 

Việc giảm hấp thu vitamin B12 không quá nghiêm trọng nhưng lại là yếu tố thúc đẩy biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Do đó, bạn nên chú ý trong chế độ ăn hàng ngày cần có đầy đủ vitamin và dưỡng chất. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 người tiểu đường nên lựa chọn như hải sản, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt.

Xem thêm: Thuốc tiểu đường Glucophage và cách dùng tránh tác dụng phụ

Tác dụng phụ thuốc Sulfonylurea

Tác dụng phụ thường xảy ra nhất của thuốc tiểu đường nhóm Sulfonylurea (Diamicron, Diamicron MR, Amarel, Amaryl...) là có thể gây hạ đường huyết và tăng cân.

Người bệnh cần chú ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Sulfonylurea (Sulfamid hạ đường huyết) không nên bỏ bữa hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn. Đối với người già ăn uống kém, người thân cần chăm sóc cẩn thận hơn. 

Sulfamid hạ đường huyết thường được ưu tiên chỉ định cho người tiểu đường có thể trạng gầy, sụt cân không kiểm soát. 

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác:

- Rối loạn da: Phát ban, ngứa, mày đay, ban đỏ, phản ứng nổi bóng nước.

- Rối loạn gan-mật: Tăng nồng độ men gan (AST, ALT), viêm gan. Thông thường người bệnh được ngừng điều trị và chuyển sang thuốc khác phù hợp hơn.

Tác dụng phụ do thuốc ức chế SGLT-2

Các thuốc thuộc nhóm ức chế SGLT-2 giúp giảm đường huyết theo cơ chế tăng thải đường qua nước tiểu, do đó tác dụng phụ đặc trưng là có thể gây một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm đường sinh dục, tiết niệu.

Nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục là tác dụng phụ đặc trưng của thuốc ức chế SGLT-2

Nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục là tác dụng phụ đặc trưng của thuốc ức chế SGLT-2

Một số bệnh thường gặp khi sử dụng thuốc ức chế SGLT-2: Nấm âm đạo, viêm âm đạo, viêm bao quy đầu, viêm bể thận, nhiễm trùng niệu… Người bệnh cũng có thể gặp các phản ứng khác như: Tăng số lần đi tiểu, ngứa, phát ban, mày đay.

So với tác dụng phụ thì những lợi ích của thuốc ức chế SGLT-2 được đánh giá cao hơn cả. Thuốc được đánh giá là có khả năng giảm thiểu nhiều biến cố tim mạch và thận cho bệnh nhân tiểu đường. Rất nhiều thuốc thuộc nhóm SGLT-2 được sử dụng phổ biến như: Canagliflozin (Invokana), Dapagliflozin (Farxiga), Empagliflozin (Jardiance)...

Tác dụng phụ thuốc ức chế enzym DPP-4

Người bệnh sử dụng các thuốc ức chế DPP-4 (Sitagliptin, Januvia) có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm hầu họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau khớp.

Do có cơ chế kích thích tăng tiết insulin phụ thuộc vào mức độ tăng glucose trong máu, các thuốc ức chế DPP-4 hầu như không gây hạ đường huyết khi sử dụng đơn độc. Đây là một trong những thuốc tiểu đường kiểm soát đường huyết an toàn nhất.

Tác dụng phụ thuốc đồng vận GLP-1

Tác dụng phụ chủ yếu của các thuốc đồng vận GLP-1 (Liraglutide, Victoza, Rybelsus) bao gồm: đau dạ dày, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, chán ăn.

Cẩn trọng với tác dụng phụ viêm tụy cấp khi sử dụng thuốc đồng vận GLP-1

Cẩn trọng với tác dụng phụ viêm tụy cấp khi sử dụng thuốc đồng vận GLP-1

Viêm tụy cấp là tình trạng rất hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm khi sử dụng thuốc đồng vận GLP-1. Người bệnh khi có các dấu hiệu của viêm tụy cấp như đau bụng lan tỏa ra sau lưng, buồn nôn và nôn, sốt, tăng nhịp tim cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí thích hợp.

Thuốc Liraglutide được khuyến cáo nên thận trọng ở người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.

Tác dụng phụ thuốc ức chế enzyme alpha-glucosidase

Thuốc ức chế alpha-glucosidase (Acarbose, Glucobay) làm giảm hấp thu carbohydrat (tinh bột) từ thức ăn. Lượng carbohydrate không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng sẽ gây tác dụng phụ như: sình bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng.

Thông thường, các tác dụng phụ này sẽ cải thiện sau vài ngày dùng thuốc. Nếu chúng không đỡ, bạn hãy đi khám lại để bác sĩ cân nhắc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Câu hỏi về tác dụng phụ của thuốc tiểu đường

Uống thuốc tiểu đường có hại gan thận không?

Hầu hết thuốc tiểu đường dạng uống, dù ít dù nhiều khi sử dụng lâu dài đều có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Lý do là vì gan, thận là cơ quan chuyển hóa và thải trừ chính của thuốc.

Đối với bệnh nhân có vấn đề về gan hoặc thận, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều thuốc tiểu đường dạng uống hoặc chuyển hẳn sang thuốc tiêm.

Thuốc tiểu đường dạng uống có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận

Thuốc tiểu đường dạng uống có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận

Uống thuốc tiểu đường có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Hầu hết các thuốc tiểu đường đều không ảnh hưởng đến sinh lý. Tuy nhiên, một số thuốc có chứa thành phần là Metformin có thể gây tăng nguy cơ rối loạn cường dương cho người tiểu đường.

Rối loạn cương là một biểu hiện của biến chứng thần kinh tiểu đường, do dây thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng đến khả năng cương cứng. Các thuốc chứa Metformin (Glucophage, …) sử dụng lâu ngày có thể gây thiếu vitamin B12, gây suy thoái chất myelin - thành phần quan trọng của tế bào thần kinh.

Uống thuốc tiểu đường có mệt không?

Mệt mỏi không phải là tác dụng phụ của thuốc tiểu đường. Tuy nhiên, người tiểu đường thường xuyên gặp phải tình trạng nếu quá trình điều trị bằng thuốc không giúp ổn định đường huyết.

Người tiểu đường bị mệt mỏi khi đường huyết tăng quá cao hoặc giảm đường huyết quá mức, giảm đường huyết đột ngột. Tùy từng tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc phù hợp giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Một số lưu ý để giảm thiểu tác hại của thuốc tiểu đường

Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc tiểu đường, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp duy trì lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Duy trì chế độ ăn và tập thể dục ngay cả khi bạn đang uống thuốc tiểu đường

Duy trì chế độ ăn và tập thể dục ngay cả khi bạn đang uống thuốc tiểu đường

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn tránh xa tác dụng phụ của thuốc tiểu đường:

  • Không tự ý ngưng thuốc tiểu đường khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ làm đường huyết tăng cao hơn và khó ổn định trở lại.
  • Cố gắng đừng quên liều thuốc. Đôi khi việc sử dụng cùng lúc quá nhiều thuốc như thuốc huyết áp, mỡ máu khiến bạn vô tình quên dùng thuốc tiểu đường. Hãy nhờ người thân hoặc tự đặt báo thức để dùng thuốc, đặt thuốc ở vị trí dễ nhìn thấy nhất để không bị quên thuốc.
  • Đừng quên việc luôn duy trì nếp sống khoa học. Việc điều trị tiểu đường cần sự phối hợp của nhiều giải pháp, dùng thuốc không đồng nghĩa là bạn được bỏ qua chế độ ăn tiểu đường và vận động thường xuyên.
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ là giải pháp có nhiều ưu điểm. Việc kết hợp Đông - Tây y trong điều trị tiểu đường cho thấy hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết, hạn chế biến chứng cũng như giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của thuốc tiểu đường.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng các thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn không chỉ có tác dụng hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định trong ngưỡng an toàn. Ưu điểm nổi bật của chúng là hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các biến chứng tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh. Sự phối hợp giữa thuốc tây và sản phẩm hỗ trợ từ 4 thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn được chuyên gia đánh giá cao, giúp người tiểu đường duy trì thể trạng khỏe mạnh, làm chậm tiến triển nặng lên của tiểu đường, hạn chế sự phụ thuộc sâu vào tây y trong điều trị.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp độc giả có được đáp án cho câu hỏi “Uống thuốc tiểu đường có hại gì?”, đồng thời tìm ra giải pháp thích hợp để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tiểu đường.

Mọi vấn đề cần tìm hiểu thêm về thuốc tiểu đường nói riêng hoặc bệnh tiểu đường nói chung, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài hỗ trợ 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: webmd.com, diabetes.co.uk